Có rất nhiều mẫu bài cúng rước ông bà ngày 30 tết để chúng ta tham khảo tuy nhiên tùy thuộc vào văn hóa từng vùng miền cũng như phong tục của các gia đình mà chúng ta sẽ sử dụng các bài văn cũng khác nhau. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu đôi nét về văn hóa cũng như các bài cũng rước này các nhé.

Cúng rước ông bà

Mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Việt

Nội dung bài viết

1. Bài văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết

2. Bài văn khấn rước tổ tiên về ăn tết

3. Văn khấn cúng tiễn tổ tiên năm mới

1. Bài văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết

Người Việt Nam luôn coi trọng chữ hiếu, luôn đặt chữ hiếu và tâm lên hàng đầu. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên là một nét đẹp trong truyền thống, văn hóa của người Việt. Mỗi gia đình chúng ta đều thờ cúng ông bà, tổ tiên những người có công sinh thành, dưỡng dục để thể hiện chữ hiếu. Đây là một nét đẹp trong văn hóa người Việt từ bao đời nay vừa thể hiện chữ hiếu vừa để giáo dục con cái hướng về tổ tiên.

Trong dịp tết đến xuân về nét đẹp truyền thống này lại được người Việt nhớ tới nhiều hơn cả. Trong những chiều 30 tết sau khi đã dọn dẹp, sắm sửa bàn thờ mọi người thường có những bài cúng rước ông bà ngày 30 tết, chung vui với con cháu. Mỗi gia đình sẽ có những cách bày trí bàn thờ khác nhau nhưng có lẽ phong tục thắp hương và đọc bài khấn rước ông bà là một phần không thể thiếu. Những người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thực hiện nghi lễ này một cách trang nghiêm và thành kính nhất.

Hôm nay, ngày.... tháng.... năm...

Tại: ....

Tín chủ con là..... cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày....

Kính cẩn sắm một lễ gồm... gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của....

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Đây là một trong những bài cúng rước ông bà khá đơn giản và được nhiều gia đình áp dụng. Nhất là những người cao tuổi trong gia đình thường nắm rất rõ nội dung bài cúng tết này để cúng và mời ông bà tổ tiên trong ngày 30 tết.

Cúng rước ông bà

Bàn thờ tổ tiên ông bà được trang hoàng trong ngày Tết

2. Bài văn khấn rước tổ tiên về ăn tết

Có rất nhiều các mẫu bài cúng rước ông bà ngày 30 Tết khác nhau tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi gia đình, phong tục từng vùng miền mà sẽ áp dụng các bài cúng khác nhau. Và một trong các bài cúng tết được biết đến nhiều nhất trong đó có:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày …..tháng …… năm ….. âm lịch

Tại…

Tên con là….. cùng toàn gia kính bái.

Trước linh vị của…

Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày…… tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Canh Tý.

Đây là mẫu bài cúng đơn giản và dễ thuộc. Bài cúng tết khá ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ nội dung cần thiết và thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Với bài cúng ngắn gọn và đơn giản như vậy thế hệ trẻ chúng ta cũng có thể thuộc và cúng khấn ông bà trong những ngày 30 tết.

Cúng rước ông bà

Trước ban thờ gia tiên cầu xin một năm may mắn, sung túc và an lành

3. Văn khấn cúng tiễn tổ tiên năm mới

"Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày ...tháng.... năm...

Con cháu Họ…..tiễn đưa ông bà về nơi âm giới. Nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, hoa nở trên cành đã qua xuân mới. Tiết xuân đã vơi lễ tạ kính trình, tiễn đưa vong linh dòng họ….lại về âm giới. Toàn gia mong đợi lưu phúc lưu ân, kính cáo tôn thần, âm dương phò trợ, phù hộ độ trì mọi chỗ tốt lành, con cháu gặp may, lòng thành cúng bái. Con cháu tiễn đưa vong linh dòng Họ….về nơi âm giới chứng minh công đức, nhận lãnh của trần về nơi âm giới, đi sao về vậy chớ ở nơi này.

A di đà Phật"

cúng rước ông bà

Mâm cỗ đêm 30

Trên đây là mẫu bài cúng rước ông bà truyền thống. Việc cúng tết không chỉ đơn giản là thể hiện lòng thành kính mời ông bà về chung vui con cháu mà hơn hết đó còn là dịp để con cháu dãi bày tâm sự với những người đã khuất. Hơn nữa bài văn khấn cũng thể hiện những mong muốn của người trần đối với người đã khuất. Mong muốn người đã khuất ở dưới suối vàng luôn dõi theo chân con cháu trên trần gian để phù hộ cho con cháu sức khỏe, bình an và may mắn.

Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống, giá trị văn hóa lâu đời của người Việt. Đây là một nét đẹp được ghi nhớ trong tiềm thức của người Việt từ bao thế hệ nay. Và trong những dịp tết nguyên đán cũng vậy khi thắp hương thờ cúng chúng ta không thể thiếu các bài cúng rước ông bà truyền thống để thể lòng biết ơn cũng như sự tưởng nhớ tới người đã khuất.

icon icon icon